Di sản Thu_Cẩn

Các tác phẩm về Thu Cẩn phong phú, gồm cả tiểu thuyết, thoại kịch, tạp kịch, bi kịch, phim truyền hình, phim điện ảnh, sách, báo, nghiên cứu. Đặc biệt tiểu thuyết, kịch và điện ảnh thường miêu tả Thu Cẩn như một người phụ nữ dũng cảm, hiện đại và mới mẻ.

Tiểu thuyết và kịch về Thu Cẩn

Ngay sau khi Thu Cẩn qua đời, tạp chí Rừng tiểu thuyết (小说林) đã xuất bản một loạt tiểu thuyết và kịch với chủ đề Thu Cẩn. Các tiểu thuyết bao gồm Bức màn bích huyết (碧血幕) của Bao Thiên Tiếu (包天笑), tạp kịch Hiên Đình Thu (轩亭秋), Bia bích huyết (碧血碑) của Ngô Mai (吴梅) và Long Thiền cư sĩ (龙禅居士), truyền kỳ Hiên Đình huyết (轩亭血) của Khiếu Lô (啸卢). Các tiểu thuyết khác liên quan đến chủ đề này bao gồm Sương tháng Sáu (六月霜), Nữ đồng tượng (女铜象) của Tĩnh Quan Tử (静观子), Mười năm du học (十年游学记) của Hồng Diệp (红叶), Hiên Đình hận (轩亭恨) của Ai Dân (哀民). Các vở kịch tạp kịch, bi kịch có Thu hải đường (秋海棠), Thương ưng kích (苍鹰击), Hiên Đình oan (轩亭冤).

Trước khi thành lập Trung Hoa Dân Quốc, hai nhóm kịch gồm đoàn Tiến Hoa (进化团), Xuân Dương (春阳社), lần lượt biểu diễn các vở kịch về Thu Cẩn. Sau đó, các đoàn kịch khác như Tân Dân (新民社), Dân Minh (民鸣社), Khai Dương (开阳社), Khải Minh (启明社) đều biểu diễn.

Vào tháng 04 năm 1919, Lỗ Tấn viết tác phẩm Thuốc (药) và một phần biên soạn bộ Gào thét (Niệt hàm – 呐喊),[44] tiểu thuyết về tình thế xã hội u mê, lạc hậu của Trung Quốc và hình ảnh người cách mạng. Nhân vật chính là Hạ Du (夏瑜), Hạ ứng với Thu, Du ứng với Cẩn, nêu bật tư tưởng vĩ đại và cuộc đời bi kịch của Thu Cẩn. Trong truyện, nhân vật Hạ Du không xuất hiện trực tiếp, tất cả được miêu tả thông qua nhân vật khác: Hạ Du theo đuổi lí tưởng đánh đổ nhà Mãn Thanh, giành độc lập, chủ quyền cho người Trung Quốc. Hạ Du bị người bà con tố giác và bị bắt. Trong tù Hạ Du vẫn tuyên truyền tư tưởng cách mạng. Tuy nhiên, mọi người không hiểu Hạ Du, đều cho rằng Hạ Du là kẻ điên, là thằng khốn nạn. Hạ Du bị chém, chôn ở nghĩa địa của những kẻ tù và người người nghèo. Cuối truyện, những thấu hiểu về Hạ Du mới bắt đầu biết.[45] Thuốc thể hiện tình cảnh u ám, tàn mê, thiếu hiểu của Trung Quốc thời đầu thế kỷ XX, đồng thời tôn vinh nữ anh hùng Thu Cẩn.[46]

Vào mùa đông năm 1936, Hạ Diễn (夏衍) viết kịch bản của Hoa tự do (自由花), sau này được đổi tên thành Truyện Thu Cẩn (秋瑾传) vào những năm 1940. Quốc tế phụ nữ ngày 08 tháng 03 năm 1940, kịch Thu Cẩn đã được trình diễn tại Diên An, Thiểm Tây.

Năm 1981, nhân dip kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tân Hợi, những ký ức về Thu Cẩn được thể hiện sôi nổi, đông đảo tại những sân khấu nhà hát Trung Quốc, như: vở Mưa gió nghìn Thu (Phong vũ thiên Thu – 风雨千秋) với Đoàn kịch thứ hai của Nhà hát kinh kịch Bắc Kinh; vở Gió mưa mùa Thu (Thu phong Thu vũ – 秋风秋雨) tại Nhà hát Nghệ thuật Nhân Dân Thượng Hải; vở Thu Cẩn (秋瑾) của Đoàn ca vũ Chiết Giang; vở Thu Cẩn của Nhà hát Kịch Hàng Châu; vở Giám Hồ nữ hiệp của Đoàn kịch Giang Tô; vở Giám Hồ nữ hiệp của Đoàn kịch Thiên Tân; vở Giám Hồ bích huyết (鉴湖碧血) của Đoàn kịch An Huy cùng hàng loạt vở kịch khác khắp các tỉnh của Trung Quốc.[47]

Tác phẩm điện ảnh về Thu Cẩn

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thu_Cẩn http://news.cntv.cn/20110929/100027.shtml http://politics.people.com.cn/GB/8198/203099/20310... http://www.shaoxing.com.cn/news/content/2009-06/24... http://news.sina.com.cn/c/sd/2009-06-30/1229181234... http://hnrb.voc.com.cn/hnrb_epaper/html/2008-11/14... http://wfwb.wfnews.com.cn/content/20140114/Articel... http://newpaper.dahe.cn/jrab/html/2008-07/15/conte... http://www.zjww.gov.cn/unit/2006-02-21/50916096.sh... http://autumn-gem.com/ http://chinesepoetryinenglishverse.blogspot.com/20...